Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

NÚT NHẤN_CÔNG TẮC_CẦU CHÌ

        Nút nhấn
       Khái quát và công dụng
Nút nhấn hay còn gọi là nút điều khiển, là một loại khí cụ dùng để chuyển đổi, đóng cắt từ xa các thiết bị điện có công suất nhỏ với điện áp một chiều lên đến 440V và xoay chiều lên đến 500V.
Nút nhấn dùng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng ngắt cuộn dây của contactor nối cho động cơ.

nutnhan
Minh họa: Nút nhấn


       Cấu tạo
Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở - thường đóng và vỏ bảo vệ.
Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

       Phân loại
Theo cấu trúc:
- Loại hở
- Loại kín
- Chống cháy nổ
- Kín nước
- Có đèn báo
Theo cặp tiếp điểm:
- Một cặp tiếp điểm
- Hai cặp tiếp điểm

       Các thông số kĩ thuật của nút nhấn:
- Uđm: điện áp định mức
- Iđm: dòng điện định mức
- Tuổi thọ cơ khí
- Điện áp cách điện U

       Công tắc
       Khái quát và công dụng
Công tắc là loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay, có 2 hoặc nhiều trạng thái ổn định, dùng để chuyển đổi, đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ.

congtac
Minh họa: Công tắc

Công tắc thường được dùng để chuyển mạch tín hiệu điều khiển, tín hiệu đo, đóng ngắt các thiết bị công suất nhỏ. Do có bố trí cơ cấu lò xo nên việc đóng cắt xảy ra nhanh và dứt khoát hạn chế hồ quang sinh ra.

       Phân loại
Theo số pha:
- Công tắc 1 pha
- Công tắc 3 pha
Theo phương thức tác động
- Công tắc ẩn
- Công tắc gạt
- Công tắc xoay
- Công tắc hành trình

       Cầu chì
       Khái quát và công dụng
Cầu chì là một khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện khỏi bị ngắn mạch, cầu chì sẽ tự động cắt mạch khi có sự cố quá tải (lớn) hoặc ngắn mạch.
cauchi
Minh họa: Cầu chì

Yêu cầu đối với cầu chì như sau:
- Đặc tính Ampe-giây của cầu chì phải thấp hơn đặc tính ampe-giây của đối tượng cần được bảo vệ.
- Khi có ngắn mạch cầu chì phải làm việc có chọn lọc
- Đặc tính làm việc của cầu chì phải ổn định
- Công suất của thiết bị càng tăng, cầu chì càng phải có khả năng cắt cao hơn
- Việc thay thế dây cháy phải dễ dàng, tốn ít thời gian.

      Nguyên lý hoạt động
Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian cháy, đứt của dây cháy với dòng điện chạy qua (đặc tính ampe-giây). Để có tác dụng bảo vệ, đường đặc tính ampe-giây của cầu chì (đường 1) tại mọi điểm đều phải thấp hơn đường đặc tính của thiết bị cần được bảo vệ (đường 2).
Đường đặc tính thực tế của cầu chì (đường 3) cắt đường cong 2. Trong miền quá tải lớn (vùng B) cầu chì bảo vệ được thiết bị, trong vùng quá tải nhỏ cầu chì không bảo vệ được thiết bị.
Trong thực tế khi quá tải không lớn (1,5-2) Iđm, sự phát nóng của cầu chì diễn ra rất chậm và phần lớn nhiệt lượng đều tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó cầu chì không bảo vệ được tải quá nhỏ. Trị số dòng điện mà tại đó dây chảy bắt đầu bị chảy đứt gọi là dòng điện tới hạn Ith. Để dây chảy không bị chảy đứt ở dòng điện định mức cần thỏa mãn điều kiện Iđm<Ith
Mặt khác để bảo vệ được thiết bị, dòng điện tới hạn phải không lớn hơn dòng điện định mức nhiều. Theo kinh nghiệm:
Ith/Iđm = 1,6 - 2 đối với đồng
Ith/Iđm = 1,25 - 1,45 đối với chì
Ith/Iđm = 1,15 đối với hợp kim chì thiếc

     Phân loại
Dựa vào kết cấu người ta chia cầu chì thành những loại sau:
- Loại hở
- Loại vặn (xoáy)
- Loại hộp
- Loại kín không có chất nhồi
- Loại kín có chất nhồi


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

google-site-verification: google7ac0fa20df2d6417.html