Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

THÁCH THỨC_CƠ HỘI NHÂN LỰC TỰ ĐỘNG HÓA

Thách thức của doanh nghiệp và giải pháp cũng như cơ hội nhân lực tự động hóa khi áp dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất

Những tiện ích của việc áp dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất không ai không biết.Đó là một cơ hội rất lớn đối với việc làm cho nguồn lực tự động hóa. Tuy nhiên trong phạm vi bài này tác giả chỉ đề cập đến những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng công nghệ tự động hóa đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tác động không mong muốn, giúp cho công cuộc hiện đại hóa ngày càng phát triển.

cohoithachthucTDH
Thêm chú thích


Rào cản về con người

Có thể nói các doanh nghiệp có tuổi đời vài chục năm đều gặp khó khăn khi chuẩn bị nguồn nhân lực vận hành hệ thống thiết bị mới. Mặc dù nhà thầu thực hiện công việc chuyển giao công nghệ tương đối kỹ càng. Họ tổ chức các khóa đào tạo tại công trường...Tuy nhiên, các nhân viên cũ thường bị rào cản ngoại ngữ, kiến thức không cập nhật dẫn tới hiệu quả không cao, đặc biệt đối với đội ngũ sửa chữa bảo dưỡng.
Thực tế là chất lượng của các kỹ sư mới ra trường khó đáp ứng ngay được công việc. Hầu hết trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, kiến thức còn rỗng và có phần lạc hậu, do không cập nhật thực tế công nghệ hiện có. Do đó, việc doanh nghiệp tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao là không hề dễ.

=> Giải pháp: 
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực tự động hóa
Về giải pháp con người, nguồn nhân lực cho công nghệ tự động hóa, đây là vấn đề then chốt. Chúng ta có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng đào tạo ngành Tự động hóa, nhưng trước tiên phải đưa ra một chương trình khung chuẩn cho các trường. Ở đó quy định cụ thể các kỹ sư sau khi ra trường phải nắm được kiến thức gì. Ngoài kiến thức cơ bản, cơ sở về lý thuyết đo lường tự động điều chỉnh, nhà trường cần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống DCS của một hãng nổi tiếng trên thế giới. Sinh viên cần được trang bị về cấu hình cơ bản, cách thức lập trình xây dựng hệ thống đo lường điều khiển, hiệu chỉnh hệ thống.
Một điều quan trọng nữa là mỗi sinh viên phải tự trang bị kỹ năng của bạn thân, trình độ ngoại ngữ của mình để đáp ứng nhu cầu việc làm của thị trường. Đó cũng là cơ hội việc làm cao cho rất nhiều sinh viên học tự động hóa.

Nhanluctudonghoa


Phụ thuộc công nghệ của đối tác nước ngoài

Trước tiên phải nói tới phần mềm, chúng ta đã từng được nghe thế giới phản ứng về việc độc quyền môi trường điều hành của Microsoft.
Cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão về phần cứng thì hệ điều hành cũng được thay đổi một cách mau lẹ. Chỉ trong vòng vài năm đã không thể kiểm soát được sản phẩm với cấu hình cũ hiện tại. Nếu có tìm được, phần mềm đã được nâng cấp không còn hỗ trợ cho phần cứng cũ, buộc doanh nghiệp phải bỏ chi phí rất lớn để nâng cấp cả phần cứng và phần mềm với chu kỳ rất ngắn.
Tiếp theo là sự phụ thuộc vào thiết bị của hệ thống tự động hóa, bao gồm hai phần chính là các thiết bị cảm biến để đo lường, các cơ cấu chấp hành và bộ xử lý trung tâm.
Tất cả các thiết bị này trên thị trường hầu như vắng bóng của thương hiệu Việt Nam. Mỗi khi cần phải thay thế chúng ta đều phải nhập ngoại, không chủ động thời gian và lãng phí ngoại tệ.
Cả lĩnh vực phần cứng và phần mềm khi phải thay thế nâng cấp chúng ta hoàn toàn bị động và vấn đề giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh của đối tác. Doanh nghiệp khó có thể định giá cho việc cải tạo nâng cấp phần mềm cũng như thay thế thiết bị phần cứng. Vì để đảm bảo tính tương thích buộc chúng ta phải dùng sản phẩm của hãng đã cung cấp lắp đặt trước đó. Đây thực sự là vấn đề không chỉ riêng cho Việt Nam mà cho cả các nước đang phát triển nói chung.

=> Giải pháp: 
Tiến tới làm chủ công nghệ
Quá trình phát triển để làm chủ công nghệ tự động hóa trong doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo hai giai đoạn:

Giai đoạn một: Chúng ta phấn đấu để làm chủ việc tích hợp hệ thống trên cơ sở các phần mềm hiện có của nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu xây dựng các hệ thống đo lường điều khiển phục vụ cho các ngành công nghiệp. Giai đoạn này chúng ta phải hoàn toàn mua từ phần mềm tới phần cứng, tuy nhiên yếu tố chất xám trong việc xây dựng các thuật toán điều chỉnh, quá trình điều chỉnh là do đội ngũ kỹ sư của Việt Nam thực hiện.

Giai đoạn hai: Chúng ta từng bước làm chủ xây dựng bộ phận điều khiển DCS và chế tạo các thiết bị phần cứng. Trước hết về phần mềm, để không lệ thuộc vào hệ điều hành thì các phần mềm điều khiển nên được viết trên hệ điều hành mã nguồn mở LINUX. Với quy mô ban đầu chỉ có thể giới hạn khiêm tốn ở mức vài trăm đầu tín hiệu, sau đó sẽ mở rộng quy mô ở phiên bản nâng cấp. Với thế mạnh của đội ngũ nhân sự IT hiện có, nếu có chủ trương đúng đắn kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được một bộ phần mềm điều khiển thuần Việt rất thuận lợi cho quá trình khai thác sau này.
Đối với phần cứng, như chúng ta biết hệ thống tự điều khiển bao gồm việc thu thập tín hiệu và xử lý tín hiệu. Quá trình thu thập dữ liệu sử dụng các cảm biến, cảm biến để biến đổi các tín hiệu điện và không điện thành các tín hiệu dòng, áp quy chuẩn thông qua hệ thống truyền thông công nghiệp gửi tới các vi xử lý điều khiển.

Đây là các giải pháp hoàn toàn mang tính kỹ thuật, xét về mọi góc độ thì doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng. Nhưng việc làm được và biến nó thành sản phẩm hàng hóa lại là một câu chuyện dài, và nếu có chính sách đồng bộ của Chính phủ và các cấp bộ ngành liên quan tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp trở thành bà đỡ cho các sản phẩm mới chào đời thì dù có năng lực các doanh nghiệp trong nước có mạnh cỡ nào, cũng có khó thể đưa sản phẩm đủ sức cạnh tranh với gã khổng lồ trên thị trường.

Chúng ta mạnh dạn áp dụng áp dụng công nghệ nội địa cho những khu vực thiết bị phụ trước sau đó mới mở rộng ra toàn dây chuyền. Các doanh nghiệp phải thực sự dũng cảm, dám chịu trách nhiệm về mọi mặt để hỗ trợ sản phẩm trong nước. Nếu không mạnh dạn sợ mất an toàn và vẫn đấu thầu mua sắm thiết bị của các thương hiệu nổi tiếng thì cơ hội để nội địa hóa sản phẩm sẽ mãi xa vời.

Quá trình vươn lên làm chủ công nghệ, không lệ thuộc vào nước ngoài là quá trình khó khăn, phức tạp. Nó không những đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền mà còn những tấm lòng, những trí tuệ kiệt xuất với lòng yêu nước và tự tôn dân tộc sâu sắc. Lịch sử tiên phong về khoa học công nghệ ở Việt Nam đã từng có nhiều doanh nhân như vậy. Chúng ta tin tưởng một ngày không xa công nghệ tự động hóa quá trình sản xuất sẽ hoàn toàn do con người Việt Nam chế tạo xây dựng và làm chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

google-site-verification: google7ac0fa20df2d6417.html